Kính chào quý vị, các bạn và bà con nông dân!

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sâu bệnh hại hoành hành… đã khiến năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê ở Tây nguyên giảm đáng kể, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông dân.

Trong chuyên mục Đồng hành cùng nhà nông Tây Nguyên hôm nay, chúng tôi tiếp tục đề cập những giải pháp thực hiện tái canh cà phê hiệu quả, đồng thời nêu những biện pháp phục hồi vườn cà phê sau thu hoạch sao cho đạt hiệu quả cao, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê, mang lại lợi ích kinh tế cho bà con nông dân.

Thưa quý vị và các bạn! Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân ở Tây nguyên. Trước tình trạng nhiều diện tích cà phê đã bị sâu bệnh, già cỗi, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như sự phát triển ổn định của ngành cà phê Việt Nam, Chương trình tái canh cây cà phê do Chính phủ phát động vào giữa năm 2013 là một chủ trương mang tính đột phá và kịp thời.

Tại Lâm Đồng, qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, chương trình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực Tây nguyên về tiến độ và hiệu quả, với tổng diện tích cà phê đã tái canh lên đến hơn 37.000ha. Bài viết sau của phóng viên chương trình đề cập vấn đề này.

Từ ngày học hỏi và áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác cà phê do ngành nông nghiệp địa phương chuyển giao qua các mô hình sản xuất, sản lượng vườn cà phê già cỗi 25 năm tuổi của gia đình ông Huỳnh Đức Đông, ở Khu phố 13, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã được nâng lên thấy rõ. Ông Đông cho biết, ngoài sản lượng tăng hơn gấp đôi, sâu bệnh gây hại giảm, vườn cà phê của gia đình đã được trẻ hóa, cây luôn sinh trưởng và phát triển tốt:

Trước đây năng suất rất thấp,chỉ đạt bình quân khoảng 3 tấn trở lại chứ không thể hơn. Nhưng giờ năng suất rất cao mà dịch bệnh thì không còn bị nữa. Trước đây mình không biết rõ các kỹ thật canh tác, không áp dụng thì vườn cà phê luôn bị rụng trái rất nhiều chứ không được đậu sai quả như bây giờ

Cùng với việc đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật canh tác, trợ giá giống cà phê mới, tăng cường nguồn vốn vay cho nông dân thông qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh Lâm Đồng còn phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng nhiều mô hình điểm canh tác cà phê theo hướng bền vững để học hỏi và áp dụng làm theo. Nhờ đó, nhiều diện tích cà phê già cỗi đã được cải tạo và trẻ hóa hiệu quả, đạt năng suất bình quân từ 5 đến 7 tấn/ha. Ông Đặng Văn Tám, ở xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng – người được hưởng lợi từ chương trình này, nói:

Tôi dùng sản phẩm RIC10WP thì thấy hiệu quả rất là cao, cành lá tươi tốt mà rễ cũng khỏe hơn và bệnh vàng lá đã đỡ hơn, nói chung là đã đạt 6 tấn/ha. Nhờ công ty Khoa Đăng đã hỗ trợ về vấn đề kỹ thuật, học hỏi được thì mình áp dụng chăm sóc, hiệu quả thì hơn rất nhiều so với các năm trước.

Theo ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, ngoài biện pháp chặt bỏ sau đó trồng mới, tỉnh Lâm Đồng đang khuyến khích nông dân sử dụng thuốc điều hòa sinh trưởng RIC 10WP của Công ty Khoa Đăng, có trụ sở tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Dùng sản phẩm này sẽ giúp cà phê ra hoa tập trung, tăng quá trình đậu quả, hạn chế hiện tượng rụng quả trong mùa mưa, cà phê ra rễ nhiều và hạn chế hiện tượng thối rễ, vàng lá. Đây là sản phẩm đã được đưa vào chương trình tái canh cà phê của tỉnh và đã mang lại hiệu quả rất cap. Ông Lại Thế Hưng, nói:

Chúng tôi có sản phẩm RIC10WP đã được đưa vào quy trình canh tác cà phê của tỉnh Lâm Đồng. Nhằm giúp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là đối với những vườn cà phê bị vàng lá, già cỗi thì sẽ làm cho bộ rễ phát triển mạnh, tạo ra bộ rễ mới hút được dinh dưỡng, làm tăng năng suất, chất lượng cũng như tính bền vững trong sản xuất cà phê của bà con nông dân.

Thưa quý vị, các bạn và bà con nông dân!

Việc chăm sóc cà phê sau khi thu hoạch xong là một khâu rất quan trọng, có vai trò quyết định lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm của vụ mùa tới. Vậy làm thế nào để phục hồi vườn cà phê sau thu hoạch đạt hiệu quả, đảm bảo có được một vụ mùa thắng lợi? Những giải pháp mà ông Nguyễn Văn Chương, Chuyên viên tư vấn kỹ thuật nông nghiệp khuyến cáo sau đây sẽ giúp bà con nông dân giải quyết bài toán này, chúng ta cùng nghe.

Bà con và các bạn vừa theo dõi chuyên mục Đồng hành cùng nhà nông, do Cơ quan Đài TNVN khu vực Tây Nguyên phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Khoa học kỹ thuật Khoa Đăng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, doanh nghiệp sản xuất thuốc điều hoà sinh trưởng RIC10WP thực hiện. Mọi thắc mắc của bà con liên quan đến kỹ thuật trồng trọt hoặc cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xin gửi về Ban biên tập chuyên mục “Đồng hành cùng nhà nông” – Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Tây Nguyên, số 19A Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Chương trình sẽ mời các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp giải đáp mọi thắc mắc cho bà con nông dân. Xin kính chào tạm biệt!