Sau một thời gian phát triển mở rộng diện tích ồ ạt, người trồng hồ tiêu đã phải đối mặt với nhiều sâu bệnh hại hồ tiêu, trong đó nghiêm trọng gây ra thiệt hại lớn nhất là các dịch chết nhanh và chết chậm trong mùa mưa bão, nhiều vườn có nguy cơ mất trắng. (Hình 1)

Hình 1 – Vườn hồ tiêu chết nhanh (a), nhiễm chết nhanh (b) và chết chậm nghiêm trọng (c)

Trước thực trạng dịch bệnh bùng phát, đồng thời phải tối ưu chi phí thích ứng với giá hồ tiêu rớt xuống mức thấp, để sản xuất có hiệu quả kinh tế; nhiều nhà vườn trồng hồ tiêu đã tích cực tìm tòi, cải tiến và áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật mang lại những thành quả đáng khích lệ, vườn tiêu xanh tốt, năng suất cao và bền vững (Hình 2).

Hình 2 – Vườn hồ tiêu xanh tốt, năng suất cao và bền vững

Trong khi chờ các kết quả nghiên cứu chính quy được công nhận và đưa vào quy trình thâm canh cây hồ tiêu (phải mất nhiều thời gian mới có thể thực hiện được); để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất rất cấp thiết và kịp thời phục vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các dự án hồ tiêu an toàn, bền vững; một cuộc khảo sát và đánh giá nhanh đã được tiến hành để đúc kết những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng trong thực hành sản xuất tốt (GAP) hồ tiêu đã được đông đảo nông dân trồng hồ tiêu ở các vùng dự án bền vững hoan nghênh và áp dụng đem lại những kết quả rất khả quan. Dưới đây là một số sáng kiến, cải tiến nổi bật:

Trồng dương, vun gốc giúp cho việc tiêu thoát nước hiệu quả, hạn chế việc bội nhiễm nấm ở phần cổ rễ và thân ngầm, góp phần cải thiển tình trạng chết nhanh trong mùa mưa bão

Hình 3 – trồng nông và vun lúp (a) thay thế cho trồng sâu và đào bồn (b)

Hố tích mùn tiêu nước giúp tăng khả năng tiêu thoát nước và cải thiện đồ phì đất nhờ vậy mà vườn tiêu sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao và giảm bùng phát dịch hại

Tạo hồ tích mùn tiêu nước (a) thay thế cho khoét mươn sâu (b)

Tưới nước tiết kiệm, hợp lý theo nhu cầu của cây và điều kiện thời tiết, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng phát triển, giúp sử dụng nước hiệu quả và góp phần bảo tồn nguồn nước

Hình 5 – Tưới tiết kiệm, hợp lý (a) thay thế cho tưới dí, lãng phí nước (b)

Sử dụng cây che bóng tạm thời cho hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản bằng cây phân xanh thay thế cho việc làm giàn che bằng các vật liệu công nghiệp: lưới ni lông và sợi thép mạ kẽm nhằm tiết kiệm chi phí làm giàn che, cải thiện đồ phì của đất, cải thiện tiểu khí hậu giúp hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt hơn

Hình 6 – Sử dụng cây phân xanh che bóng (a) thay cho giàn che vật liệu công nghiệp (b)

Trồng cây họ đậu làm thảm che phủ đất thay thế làm cỏ trắng, giúp tránh phơi mặt đất trơ trọi dưới ánh nắng mặt trời, hạn chế thoái hóa đất do nhiệt và bào mòn rửa trôi bởi mưa gió, giảm thiểu co giãn của đất trong mùa khô nhờ đó giảm tổn thương bộ rễ hồ tiêu. Bên cạnh đó, hệ thống rễ cây thảm phủ đất còn giúp giảm áp lực tấn công của tuyến trùng lên bộ rễ hồ tiêu

Hình 7 – Trồng cây họ đậu làm thảm che phủ đất (b) thay thế cho làm cỏ trắng (b)

Trồng cây có tính năng xua đuổi hoặc kiểm soát tuyết trùng và nấm hại rễ thay cho việc để cỏ dại hay sự lan tràn của các cây ký chủ của dịch hại, cải thiện sức khỏe vườn tiêu. Đây là một giải pháp có hiệu quả, dễ dàng nhân rộng trong sản xuất và tiết kiệm chi phí

Hình 8 – Trồng cây xua đuổi hoặc kiểm soát dịch hại rễ (a) thay thế cho các cây ký chủ (b)

Bón phân hữu cơ đã ủ hoai bằng men vi sinh, kết hợp với bón lấp ở mép tán tiêu khi đất ẩm giúp cải thiện chất lượng bộ rễ, độ phì đất và tăng cường khả năng kiểm soát dịch hại rễ

Hình 9 – Bón hữu cơ đã ủ hoai bằng men vi sinh (a) thay thế cho bón rác bã (b)

Bón than sinh học (biochart) thay thế cho bón rác bã thô để tăng hiệu quả nông học

Hình 10 – Nung rác bã thành than sinh học bón cho hồ tiêu (a) thay cho bón rác bã thô (b)

Sử dụng trụ sống thay thế cho trụ chết để hạ giá thành và cải thiện sinh trưởng của hồ tiêu

Hình 11 – Sử dụng trụ sống phù hợp (a) thay thế cho trụ chết: gỗ, bê tông…(b)

Lắp các sợi dây thép giằng néo xuống đất thay cho giằng đầu trụ giúp giảm ngã đổ

Hình 12 – Lắp dây thép giằng néo (a) thay thế giằng đầu trụ để giảm ngã đổ do gió bão (b)

Theo ThS. Phạm Công Trí – Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI)