Tỉnh Lâm Đồng đang triển khai nhiều giải pháp thực hiện tái canh cà phê hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn, nhiều diện tích cà phê vừa thực hiện tái canh đã có dấu hiệu vàng lá, rụng lá và chết cây. Nguyên nhân là do bệnh hại rễ trên cây cà phê mà đối tượng gây hại chính là tuyến trùng.

Mặc dù bà con nông dân ở tỉnh này đã áp dụng rất nhiều biện pháp về giống, kỹ thuật canh tác và các loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng bệnh tuyến trùng vẫn chưa được kiểm soát triệt để, tiếp tục bùng phát và gây hại cho cây cà phê.

Theo các nhà khoa học, các loại tuyến trùng thuộc nhóm nội ký sinh di động trong rễ cây không tạo u sưng, xuất hiện trên vườn cà phê kinh doanh lẫn vườn cà phê kiến thiết cơ bản. Gây hệ thống rễ tơ bị thối và chết dần từ phần chốt rễ, làm cây không hút được nước và chất dinh dưỡng, héo dần rồi chết.

Tuyến trùng xâm nhập vào bộ rễ cây trồng tạo các nốt u sưng

Tuyến trùng xâm nhập vào bộ rễ cây trồng tạo các nốt u sưng

Đối với cà phê kinh doanh do có hệ thống rễ nhiều nên cây có biểu hiện vàng lá và chết chậm hơn so với cây cà phê còn nhỏ thời kỳ kiến thiết cơ bản. Khi rễ cà phê bị bệnh biến vàng sau đó chuyển dần sang màu nâu, một bên bị thối, vàng vết trên lá ngã vàng sau đó chuyển sang vàng rõ, cây lùn còi cọc, một số nhánh non bị mất, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng dẫn đến chết cây. Năng suất cà phê bị ảnh hưởng phụ thuộc vào tuyến trùng trong đất và bộ rễ bị tổn thương. Ông Trần Tiến Đạt – Kỹ sư nông nghiệp, cho biết:

          “Hiện nay bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng và nấm tấn công vào, nó làm cho cây cà phê bị vàng lá và chết. Đây là bệnh phải nói là rất khó phòng trị đối với nông dân trong những năm trở lại đây. Do đa số bà con nông dân hiện chúng ta vẫn chưa nhận thức về tuyến trùng nhiều, đa số cứ cho là bệnh vàng lá, cây chết là do nhiều đối tượng khác ví dụ như ve sầu. Khi ấy bà con nông dân cứ lo phòng trừ ve sầu, không biết nguyên nhân là bệnh do tuyến trùng gây ra nên dịch hại càng ngày càng lây lan mạnh, càng thêm khó phòng trị”

Để phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê là một bài toán khó, nhưng nếu bà con tuân thủ theo những quy trình canh tác cụ thể, có kế hoạch phòng chống dịch bệnh kịp thời thì việc phòng chống tuyến trùng gây hại sẽ dễ dàng hơn. Ông Nguyễn Văn Nhật, ở thôn Sóc Sơn, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, người có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng trừ bệnh tuyến trùng, chia sẻ:

          “Mấy năm gần đây bệnh tuyến trùng này ở khu vực xã Nam Hà nói riêng và huyện Lâm Hà nói chung là gây ra cho vườn người dân bệnh vàng lá, sự ảnh hưởng của tuyến trùng là rất lớn. Biện pháp khắc phục thì không phải bà con nào cũng làm được. Theo kinh nghiệm của tôi, khi mình đi thăm vườn và phát hiện vườn cà phê có dấu hiệu xuống cấp, ví dụ thấy hiện tượng vườn đang xanh tự nhiên bị dừng lại, không phát triển được thì phải cần mẫn kiểm tra xem nó có bị rệp sáp không, rồi lấy cuốc bới lên để kiểm tra bộ rễ. Nếu như bị tuyến trùng thì dùng thuốc đặc trị rắc đều xung quanh gốc, rắc đều xung quanh tán cây. Sau một thời gian, mình kiểm tra nếu như có bệnh nấm hồng và gỉ sắt thì tiếp tục chữa trị nữa. Trong thời gian khoảng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng thì vườn sẽ trở lại bình thường”.

Tuyến trùng tấn công vào rễ cây trồng

Tuyến trùng tấn công vào rễ cây trồng

Theo thống kê, hàng năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có từ 8.000 đến 10.000ha cà phê bị nhiễm nặng tuyến trùng các loại. Hiện tỉnh này đang đẩy mạnh các giải pháp tái canh cà phê và diện tích thực hiện tái canh luôn tăng theo hàng năm, nếu như không có giải pháp kịp thời và hiệu quả trong xử lý triệt để bệnh tuyến trùng gây hại thì việc thực hiện chương trình tái canh cà phê của Chính phủ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, khó đảm bảo hoàn thành theo mục tiêu đã đặt ra. Nói về biện pháp phòng trừ bệnh tuyến trừng, ông Trần Tiến Đạt – Kỹ sư nông nghiệp, khuyến cáo:

          “Về biện pháp phòng trị hiện nay, đầu tiên là chúng ta sử dụng biện pháp canh tác hỗn hợp, có nghĩa là khi chúng ta làm đất thì phải làm đất cho kỹ. Đặc biệt đối với tuyến trùng này thì chúng tôi khuyến cáo là 2 năm bà con nên bón phân hữu cơ 1 lần, để cải tạo lý tính của đất. Thứ hai, sau khi thu hoạch xong thì chúng ta cũng nên bón vôi để cải tạo đất, nâng độ pH của đất lên, đồng thời làm giảm mật độ tuyến trùng ở trong đất. Còn về biện pháp hóa học để mà phòng trừ tuyệt đối con tuyến trùng này gây ra thì hầu như là không thể, bởi ở trong đất tuyến trùng rất là nhiều, chúng ta làm thế nào để hạn chế mật độ tuyến trùng ở trong đất mà thôi”

Theo khảo sát của các chuyên gia ngành nông nghiệp, chất lượng sản phẩm cà phê trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm đáng kể so với trước, cụ thể là hạt cà phê nhân đã nhỏ hơn, chất lượng hạt cũng không chắc hơn. Vậy nguyên nhân nào khiến hạt cà phê nhỏ, giảm chất lượng sản phẩm, cũng như đâu là giải pháp để khắc phục, nâng cao hiệu quả canh tác cà phê theo hướng bền vững? Ông Nguyễn Văn Chương, Chuyên viên tư vấn kỹ thuật nông nghiệp cho biết:

Vừa qua đánh giá chất lượng và sản lượng của cà phê trên cả vùng Tây nguyên thì thấy là sản lượng giảm, mà chất lượng cũng giảm, nhân cà phê nhỏ, nhân không mẩy hạt giống như những năm trước. Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ chất dinh dưỡng không đảm bảo được chất lượng để nuôi nhân, điều này nó làm cho nhân cà phê nhỏ. Thấy phân đơn, phân vi trung lượng rẻ, bà con tự ý mua về trộn… là chính bà con mình góp phần làm cho năng suất cà phê giảm, và chất lượng nó cũng giảm theo. Nên lưu ý về quy trình trồng và chăm sóc cây cà phê mà Chính phủ đã ban hành. Nhất là Sở NN&PTNN, Chi cục BVTV, các phòng nông nghiệp, Trạm BVTV, Phòng trồng trọt… đều có những quy trình chuẩn, giúp cho bà con nông dân mình canh tác cà phê phải đạt trên 5 tấn nhân khô/ha thì mới đủ bù đắp các chi phí/năm. Để đạt được năng suất và chất lượng nhân cà phê thì bà con hạn chế trộn phân đơn. Bà con bây giờ nên sử dụng ngay Thuốc điều hòa sinh trưởng RIC 10WP , bởi vì bộ rễ tơ sẽ phát triển, làm cho cây hạn chế sự mất nước, chuyển hóa nguồn dinh dưỡng dư thừa, hoặc nguồn dinh dưỡng bà con bón tiếp theo, nó giúp cho cây cà phê tươi khỏe, cây cà phê không bị hiện tượng nấm bệnh nhiều.”

Nguồn: Chuyên mục Nhà nông Tây Nguyên