Kính chào quý vị, các bạn và bà con nông dân!

Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi phản ánh  những khó khăn của một số hộ dân gặp phải khi trồng tiêu non. Tiếp đó là tư vấn của kĩ sư Phạm Thế Mạnh, chuyên gia nông nghiệp tỉnh Đăk Nông sẽ giúp bà con có thêm kiến thức trồng tiêu non phát triển bền vững.

Thưa quý vị và các bạn, nhiều người dân ở Đắc Nông đang gặp phải những khó khăn khi chọn giống  cây tiêu để trồng. Hiện nay trên thị trường tràn lan nhiều loại giống tiêu, trong đó có nhiều loại giống chất lượng không đảm bảo, khiến vườn cây  bị sâu bệnh, khó chăm sóc và năng suất đạt không cao. Phóng viên chuyên mục phản ánh:

Ông Nguyễn Văn Vịnh, ở xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song có hơn 1 ha tiêu cho năng suất bình quân được 18 tạ/năm. Nhận thấy việc trồng tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao, công chăm sóc đỡ vất vả hơn cây cà phê nên cuối năm nay gia đình ông tiếp tục mở rộng thêm 5 sào đất để trồng tiêu. Theo ông Vịnh, hiện nay thị trường cây giống tiêu con khá đa dạng, tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm nhiều năm trồng của gia đình mình, ông tiếp tục chọn giống tiêu Vĩnh Linh ( Quảng Trị) bởi năng suất thu hoạch của giống tiêu này đạt mức cao, có khả năng chống chọi với các loại dịch bệnh tốt hơn nhiều các loại giống khác:

Tôi thấy cây tiêu lợi nhuận hơn các cây khác, cây cà phê mấy năm nay thu hoạch kém mà giá cả cũng bấp bênh hơn cây tiêu, mà cây tiêu thì làm đỡ vất vả hơn

Còn gia đình chị Nguyễn Thị Hà, ở cùng xã có 5 sào cà phê hơn 2 năm tuổi. Vườn tiêu của chị Hà gồm nhiều loại giống khác nhau, sau hai năm trồng và cho thu hoạch, năng suất vườn tiêu của gia đình chị không được cao so với các hộ gia đình khác. Vườn tiêu hay bị rụng đốt, vàng lá…khiến chị tốn kém nhiều tiền vào việc chữa trị cho vườn tiêu. Chị Hà, nói:

Vườn của nhà tôi hơn 2 năm tuổi, tiêu nhà tôi hay bị đổ đốt, vàng lá, đôi khi lá bị đen, giờ tôi muốn được tư vấn làm sao để vườn tiêu nhà tôi nhanh hồi lại

Kĩ sư Phạm Văn Chiến, chuyên gia nông nghiệp huyện Đăk Song chia sẻ với bà con về cách chữa bệnh vàng lá của cây tiêu non:

Đối với vàng lá chúng ta nên quan sát xem vàng lá nguyên nhân từ đâu thì chúng ta sẽ điều trị được hiệu quả hơn. Thường thì chúng ta hay gặp nhiều vấn đề ở dưới bộ rễ những con côn trùng chích hút như tuyến trùng hay là rệp sáp tấn công ở bộ rễ thì chúng ta có thể sử lý những loại côn trùng đó bằng những biện pháp như xử lý thuốc hóa học, chúng ta có thể dùng sản phẩm Anbom 48EC, chúng ta có thể hòa ra nước và đổ vô gốc. Khoảng 1 chai 500ml cho 1 phuy 200 lít nước và đổ 4-5 lít cho 1 gốc, đổ 2 lần cách nhau 7 ngày./.

Thưa quý vị và các bạn, trước những khó khăn của người nông dân khi trồng mới hồ tiêu, Kĩ sư Phạm Thế Mạnh, chuyên gia nông nghiệp của tỉnh Đăk Nông sẽ hướng dẫn bà con quy trình từ chọn giống cây đến canh tác đạt hiệu quả cây tiêu non, cũng như phòng tránh một số dịch bệnh đối với giai đoạn này. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi

PV: Thưa kĩ sư Phạm Thế Mạnh, nhiều bà con trồng mới hồ tiêu đang gặp nhiều khó khăn, vậy kĩ sư có tư vấn gì cho bà con trong việc trồng mới hồ tiêu

Kĩ sư Phạm Thế Mạnh: Thưa bà con, trước khi trồng tiêu mới thì chúng ta có một số vấn đề như sau, thứ nhất là hcungs ta chọn đất, chọn đất thì một là đất thoát nước tốt, thứ hai là có dinh dưỡng, đất có độ PH khoảng từ 5 hoặc 6, nếu đất dưới khoảng này thì chúng ta dùng vôi sử lý ph. Nếu như đất mới thì chúng ta đào hố và đưa nguồn hữu cơ vào để xử lý, khoảng 1 đế 2 tháng là chúng ta trồng mới. Nếu đất cũ chúng ta có thể trồng những cây họ đậu để trồng vào làm giảm tuyến trùng tấn công vào hố tiêu và làm đất tăng dinh dưỡng. Ngoài ra chúng ta cũng đưa một số thuốc vào như sau: Như là Trico DHCT, đối với tuyến trùng thì chúng ta xử lý bằng Diazan để giảm tuyến trùng. Ngoài ra thì Trico DHCT còn làm ung trứng tuyến trùng

PV:Thưa kĩ sư, làm sao để bà con chọn được giống tốt và cách trồng như thế nào để đạt kết quả cao?

Kĩ sư Phạm Thế Mạnh: Việc chọn giống của bà con gặp rất nhiều khó khăn, bà con chỉ cần lưu ý một số yếu tố cơ bản như sau: Chọn giống thì điều đầu tiên phải chọn từ những vườn đủ tuổi, nguồn phải sạch bệnh, sạch sâu để đảm bảo cho nguồn giống. Và cách để bà con lấy được nguồn giống, cũng như cách xử lý giống được tốt thì như thế này, đối với hom tiêu thì có hom lươn và hom thân, với hom lươn thì bà con chọn vườn tầm từ 4 tuổi trở nên, hom thân thì từ 12 -18 tháng và cắt 5 mắt. Và bà con cũng lưu ý nữa là chọn xong thì phải ưu tiên về giống cây, hiện nay giống tiêu trên Tây Nguyên là khá đa dạng như giống Vĩnh linh, phú quốc, giống ấn độ…Thì hiện nay theo đánh giá của các nhà khoa học, thì chọn giống tiêu vĩnh linh là vấn đề được quan tâm vì nó cho năng suất cao, đồng thời cũng thích hợp với môi trường Tây Nguyên này.  Khi cắt giây tiêu thì cắt từ tháng 5 và chúng ta đưa vào vườn ươm từ đầu tháng 6, đây là thời gian thích hợp để tiêu phát triển. Việc xử lý hom tiêu thì chúng ta cũng dùng mọt số thuốc hóa học để chúng ta sử lý như là Ysuzan để nhúng hom tiêu.

Hiện nay cách trồng thì theo một số chuyên gia và một số bà con có kinh nghiệm, thì với trụ chết thì bà con trồng với khoảng cách từ 2,3 đến 2,5 mét, đối với trụ sống thì bà con trồng từ 2,5 đến 3 mét đảm bảo mật độ cho hồ tiêu phát triển sau này. Khi trồng xuống bà con cũng xác định rằng rễ phát triển bình thường, hom tiêu phát triển tốt, khi trồng thì chúng ta cũng xác định đưa trồng cây tiêu ở trên mặt đất 1,2 mắt là được.

PV: Vâng xin cảm ơn kĩ sư

Bà con và các bạn vừa theo dõi chuyên mục Đồng hành cùng nhà nông, do Cơ quan Đài TNVN khu vực Tây Nguyên phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Khoa học kỹ thuật Khoa Đăng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, doanh nghiệp sản xuất thuốc điều hoà sinh trưởng RIC10WP thực hiện.

Chuyên mục Đồng hành cùng nhà nông xin tạm dừng tại đây. Cảm ơn bà con và các bạn quan tâm theo dõi. Xin kính chào tạm biệt!